Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Trẻ sơ sinh biếng ăn rất hay thường xuyên xảy ra và ở hầu hết mọi đứa trẻ, điều này khiến bố mẹ rất lo lắng, phiền lòng. Việc bé nhà bạn bỏ bú, hay khóc nhè, nôn trớ, đặc biệt ngủ không sâu giấc thì có nguy cơ rất cao gặp chứng chán ăn. Điều này để lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của bé. Vậy mẹ nên chăm sóc con thế nào để hạn chế được tình trạng biếng ăn này? Hãy cùng Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong những năm đầu đời, đặc biệt là 3 năm đầu của trẻ. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, hội chứng lười ăn cũng thường phát sinh khi bé ở độ tuổi từ 9 đến 18 tháng. Điều đó xảy ra cũng có thể là do ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có sự chuyển đổi sang ăn bằng thìa và sau đó là tự ăn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh cần được bú mẹ trong 6 tháng đầu đời và sau 6 tháng đó, mẹ mới có thể cho bé ăn dặm thêm vào. Vì vậy, nếu trong thời gian này, trẻ có dấu hiệu bỏ bú, lười ăn thì rất có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Vì trẻ sơ sinh còn nhỏ nên hệ tiêu hóa của bé còn non yếu và đang hoàn thiện mỗi ngày. Vì thế nên bé rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm sự co bóp dạ dày hoặc loạn khuẩn đường ruột. Gây nên tình trạng buồn nôn, đau bụng, có khi táo bón, tiêu chảy và tệ hơn là bé càng ngày càng biếng ăn hơn.
Việc mẹ ăn những thực phẩm có mùi nặng hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn sẽ khiến cho tuyến sữa có mùi lạ, khiến bé không chịu bú, thậm chí trong một số trường hợp, mẹ ăn thực phẩm bẩn khiến bé bị tiêu chảy, nôn ói.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít có thể là do thời gian mẹ để bú dài, khiến con cảm thấy chán nản và bú ít hơn. Vì vậy mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, khi con bú đủ thì không nên ép.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có sức đề kháng rất kém và non yếu. Vì vậy, con rất hay bị bệnh về hô hấp, tai - mũi - họng. Nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và khắc phục sẽ làm bé khó chịu, mệt mỏi, dẫn dẫn đến tình trạng không muốn bú. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo vì vấn đề này sẽ chỉ diễn ra ở thời gian ngắn. Nếu được phát hiện và xử lý sớm bé sẽ có những thay đổi, cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Vì vậy, mẹ có thể cho bé dùng trực tiếp sữa mẹ, hoặc dùng bổ sung thêm sữa công thức nếu sữa mẹ không đủ để cung cấp cho bé. Đặc biệt, mẹ phải chú ý tuyệt đối không cho trẻ uống bất kỳ dạng chất lỏng nào khác ngoài sữa, kể cả nước lọc. Bởi vì theo các chuyên gia Nhi khoa, cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe, bé có thể sẽ bị tiêu chảy. Vì dạ dày còn rất nhỏ, nên trẻ sơ sinh khoảng 1 tháng tuổi mỗi cữ bú sẽ “nạp” khoảng 30ml sữa. Riêng đối với những bé từ 2 tháng tuổi trở lên, có thể bú từ 60-120ml sữa mỗi lần. Tùy theo nhu cầu của bé mà mẹ có thể chia nhỏ số lần bú trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 2-3 giờ.
Lúc này bé bắt đầu có những dấu hiệu ăn dặm, báo hiệu chế độ nhu cầu dinh dưỡng hoàn toàn mới. Theo các khuyến cáo của chuyên gia về dinh dưỡng, chế độ ăn dặm của trẻ sơ sinh tốt nhất nên bắt đầu khi 6 tháng tuổi. Chính vì vậy, từ 4-6 tháng tuổi, bé sẽ vẫn ưu tiên bú mẹ vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Đồng thời, việc kết hợp ăn dặm trong giai đoạn này giúp bé tập làm quen với mùi vị thực phẩm và chế độ ăn đặc hơn. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trong ngày trong thời gian đầu. Không nên cho bé ăn quá nhiều ngày trong lần đầu tiên mà chỉ nên tăng dần khẩu phần ăn theo từng ngày.
Mẹ nên chia làm hai giai đoạn. Những bé từ 7-9 tháng tuổi mẹ có thể cho ăn 2 bữa chính/ngày bên cạnh việc bú sữa mẹ. Khi bé lớn thêm và bước vào giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi, lúc này khẩu phần ăn của trẻ có thể tăng lên 3 bữa/ngày và thêm 1-2 bữa phụ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần được cẩn thận, bởi vì bé còn non yếu, hệ tiêu hóa còn nhạy cảm, vì thế mẹ nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, từ đó biết cách cân đối khẩu phần dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, mẹ nên tập cho bé ăn thêm rau xanh và các loại trái cây, hoặc có thể cho bé ăn rau quả luộc cắt miếng giúp trẻ tập nhai tốt hơn. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý không cho trẻ sơ sinh ăn các loại thức ăn nhỏ như đậu phộng, lạc rang, nho khô. Vì những thực phẩm này sẽ khiến bé rất dễ có nguy cơ nghẹn, hóc khi ăn phải.
Trẻ sơ sinh sẽ có hệ tiêu hóa nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương từ những tác động bên ngoài (dùng thuốc kháng sinh, thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn không bảo đảm an toàn,...), chính vì vậy mẹ hãy nên chú ý kết hợp bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của con hấp thu khỏe và trao đổi chất tốt hơn. Bên cạnh đó, các vi khuẩn probiotic có lợi từ sữa chua hay chế phẩm men vi sinh cũng sẽ ức chế vi khuẩn có hại, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, bảo vệ và cải thiện hệ tiêu hóa cho con.
Việc cho bú không hợp lý, khoa học, không theo nhịp sinh học của bé sẽ khiến bé lười bú. Vì vậy, mẹ cần chia nhỏ các cữ bú rõ ràng, mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 tiếng và tập cho bé thói quen bú mẹ, hạn chế dùng sữa ngoài. Mẹ nên quan tâm đến thói quen của con, hãy cho bé bú kịp lúc đói, tránh để khi con quá đói hay quấy khóc thì mẹ mới cho bú. Đồng thời, khi con bú no, mẹ không ép tiếp, điều đó sẽ khiến con dễ bị nôn trớ.
Điều cơ bản khi chăm sóc trẻ sơ sinh biếng ăn đó là mẹ không được ép khi bé không muốn ăn, tuyệt đối không được la mắng, hù dọa, dùng những hành động bạo lực đối với bé. Càng ép bé ăn mẹ sẽ càng khiến bé sợ ăn hơn, thậm chí là gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Hãy đợi đến lúc con đói thì mẹ mới nên cho con ăn. Đồng thời, mẹ chỉ nên cho con ăn những gì con thích, nhưng mẹ phải linh hoạt kết hợp và chế biến đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, sau đó có thể bổ sung các món mới lạ để tập làm quen cho bé.
Trẻ sơ sinh biếng ăn khiến bố mẹ lo lắng, hoang mang, nhưng vấn đề này vẫn có cách giải quyết. Khi gặp tình trạng con lười ăn, phụ huynh hãy quan tâm con nhiều hơn, áp dụng một số biện pháp nêu trên, nếu vẫn thấy con không có tiến triển tốt hơn thì hãy đưa con đến hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome để được các bác sĩ tư vấn, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, khắc phục tốt và kịp thời vấn đề của con. Mọi ý kiến thắc mắc, đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900633599 để được thông tin kịp thời, nhanh chóng.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.