Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
18 tuổi còn tăng chiều cao được không? Hầu như chiều cao ở nam và nữ không tăng nhiều từ sau tuổi 18. Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh có thể giúp cải thiện chiều cao. Cùng Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu qua bài viết sau.
18 tuổi còn tăng chiều cao được không là một câu hỏi phổ biến và được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người ở độ tuổi 18 chưa đạt được chiều cao mong muốn.
Hầu hết mọi người, kể cả nam và nữ, không thể tăng chiều cao sau tuổi 18. Nguyên nhân khiến chiều cao không còn tăng là do sự ngừng hoạt động của các đĩa tăng trưởng trong xương.
Các đĩa tăng trưởng, còn được gọi là đĩa biểu sinh, là các vùng sụn chuyên biệt nằm gần cuối của xương dài. Việc tăng chiều cao chủ yếu xảy ra do sự kéo dài của xương dài nhờ hoạt động của các đĩa tăng trưởng.
Khi đến gần tuổi dậy thì, sự thay đổi nội tiết tố khiến các tấm tăng trưởng cứng lại và làm ngừng quá trình kéo dài xương.
Mặc dù vẫn có nhiều người vẫn có thể tăng chiều cao được ở tuổi 18. Nguyên nhân là do dậy thì muộn, các sụn tăng trưởng chưa đóng lại hoàn toàn cùng với những thói quen sinh hoạt lành. Tuy nhiên, chiều cao không tăng nhanh và nhiều như các năm trước đó.
Hãy cùng nhau tìm hiểu chiều cao ở tuổi 18 bao nhiêu là chuẩn khi trả lời câu hỏi 18 tuổi còn tăng chiều cao được không. Theo số liệu của Tổ chức Y tế WHO, chiều cao chuẩn của nam và nữ ở tuổi 18 có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
Dựa trên dữ liệu được công bố bởi Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc (2018- 2020), chiều cao trung bình của nam giới ở tuổi 18 là 168,1 cm.
Nếu chiều cao hiện tại thấp hơn mức này, có nghĩa là chiều cao dưới mức trung bình. Trong trường hợp này, nên nghiêm túc áp dụng các biện pháp để cải thiện chiều cao trước khi quá trễ trong giai đoạn này.
Theo dữ liệu của Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc (2018- 2020), đối với nữ giới ở độ tuổi 18, chiều cao ở mức 156,2 cm được coi là đạt mức trung bình.
Có thể tự kiểm tra chiều cao tại nhà để đánh giá xem liệu chiều cao đã đạt chuẩn hay chưa và từ đó đưa ra phương án cải thiện chiều cao phù hợp.
Có nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề 18 tuổi còn tăng chiều cao được không. Mặc dù yếu tố di truyền thường được biết đến nhiều nhất, tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố khác ảnh hưởng mạnh đến quá trình phát triển chiều cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chiều cao của trẻ em chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ), trong khi dinh dưỡng đóng góp khoảng 32%, chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%.
Những yếu tố còn lại bao gồm môi trường sống, bệnh mãn tính, bẩm sinh và chế độ nghỉ ngơi…
Theo các nhà khoa học, một số biến thể gen hiếm gặp có ảnh hưởng đáng kể đến chiều cao (ví dụ, các biến thể trong gen FGFR3 gây ra achondroplasia, một tình trạng hiếm gặp đặc trưng bởi tầm vóc ngắn).
Hơn 700 biến thể gen như vậy đã được phát hiện và nhiều biến thể khác dự kiến sẽ được xác định. Một số biến thể này nằm trong các gen ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sụn trong các đĩa tăng trưởng, là những khu vực trong xương dài của chân và cánh tay nơi xương mới được sản xuất, kéo dài xương khi lớn lên. Chức năng của nhiều gen liên quan đến chiều cao khác vẫn chưa được nghiên cứu.
Trong quá trình dậy thì, các hormone nội tiết rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự phát triển cơ thể, bao gồm hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng và hormone sinh dục như testosterone và estrogen.
Nếu có sự cố xảy ra với những hormone này, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao tổng thể. Trẻ em gặp suy giáp hoặc rối loạn tuyến giáp có thể có chiều cao thấp hơn so với chiều cao trung bình của cha mẹ.
Tuy rất hiếm, nhưng rối loạn nội tiết tố có thể dẫn đến tăng chiều cao không bình thường hoặc phát triển chậm. Ví dụ, chứng khổng lồ là do sự sản xuất quá mức hormone tăng trưởng trong cơ thể do sự xuất hiện của khối u tuyến giáp.
Yếu tố dinh dưỡng cũng được xem là một trong những yếu tố quyết định đến việc 18 tuổi còn tăng chiều cao được không. Không tuân thủ chế độ ăn uống khoa học có thể gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và tinh bột có thể ức chế khả năng tăng chiều cao.
Các dưỡng chất quan trọng như canxi, protein, sắt, kẽm, vitamin D, A và carbohydrate đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng nào hoặc không tiêu thụ đủ lượng cần thiết, tốc độ phát triển có thể giảm đi.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Trợ lý Giám đốc Y khoa, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời có thể giúp tăng tốc độ tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng mãn tính, có thể dẫn đến hiện tượng còi cọc ở trẻ.
Lười vận động và không dành đủ thời gian cho việc tập luyện và tham gia các hoạt động thể thao là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Các môn thể thao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông... có khả năng đáng kể thúc đẩy sự phát triển chiều cao.
Khi tham gia các hoạt động thể thao, các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, giúp tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất một cách hiệu quả.
Vì vậy, nếu thiếu thói quen vận động, điều đó sẽ trở thành thói quen xấu và có tác động không tốt đến chiều cao.
Nếu thiếu ngủ thường xuyên, hormone tăng trưởng (GH) sẽ bị ức chế. Sự phát triển chiều cao phụ thuộc vào việc sản sinh hormone tăng trưởng (GH). Hormone này được giải phóng suốt ngày, nhưng đạt đỉnh vào ban đêm trong giai đoạn ngủ sâu.
Theo nghiên cứu, thời gian từ 23h đến 1h sáng được xem là thời điểm quan trọng nhất để hormone GH tiết ra nhiều nhất. Vì vậy, việc tuân thủ giờ đi ngủ trước 22h tối là rất quan trọng để tối đa hóa quá trình phát triển chiều cao, vì bỏ qua thời gian này có thể làm giảm hàm lượng GH và ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao.
Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng 90% sự phát triển xương diễn ra trong giai đoạn nghỉ ngơi và giấc ngủ. Trong giai đoạn này, hệ xương không còn chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, tạo điều kiện tốt cho khớp sụn và xương gia tăng chiều dài một cách tối ưu.
Vì vậy, nếu chất lượng giấc ngủ hàng đêm không tốt, quá trình phát triển của hệ xương sẽ bị trở ngại, gây khó khăn trong việc đạt được chiều cao ấn tượng.
Thay vì lo lắng và quan tâm quá mức về việc 18 tuổi còn tăng chiều cao được không, có thể chú ý đến việc cải thiện chiều cao ngay từ khi còn trẻ hoặc ngay từ bây giờ thông qua việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây:
Đảm bảo cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn đầy đủ và dinh dưỡng bằng việc lựa chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như canxi, collagen loại 2, vitamin D, vitamin K, và các khoáng chất như phốt pho, magie, kali, sắt, kẽm... Hãy thêm vào thực đơn các thực phẩm như cá, hải sản, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, trứng, thịt gà, sữa chua, bơ, phô mai, v.v.
Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và ăn đủ ba bữa chính và hai bữa phụ hàng ngày để đảm bảo cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và tăng cường khả năng phát triển chiều cao tối đa.
Để đạt chiều cao như mong muốn và không cần phải quan tâm đến việc 18 tuổi còn tăng chiều cao được không, cần thường xuyên tập thể dục và tham gia các hoạt động thể thao. Bài tập nhảy dây được xem là hiệu quả nhất, vì khi tập, cơ thể phải hoạt động liên tục và nhảy lên nhiều lần.
Chơi nhảy dây trong khoảng thời gian 30 phút mỗi ngày, tại những nơi có không gian rộng được xem như là một phương pháp tốt để cải thiện chiều cao ở tuổi 18.
Ngoài ra, tập xà đơn hàng ngày cũng giúp cải thiện chiều cao một cách hiệu quả. Cách tập luyện cũng khá đơn giản, bám chặt tay lên thanh xà, đẩy người lên qua thanh và giữ tư thế trong 10 giây. Làm lại động tác này ít nhất 6 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, các môn thể thao khác như tennis, bóng rổ cũng đòi hỏi nhảy cao với cường độ lớn. Các hoạt động ngoài trời như đạp xe và bơi lội cũng đóng góp vào việc cải thiện chiều cao lý tưởng.
Thời gian ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao. Khi chìm vào giấc ngủ, tế bào và tủy cùng với hormone tăng trưởng sẽ phát triển mạnh mẽ, đóng góp tăng chiều cao đáng kể.
Do đó, để đạt được chiều cao mong muốn, việc ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc ngủ vào ban đêm là quan trọng (đặc biệt là từ 21h đến 5-6h sáng), vì hormone tăng trưởng chiều cao chủ yếu phát triển trong quá trình nghỉ ngơi và thư giãn vào ban đêm. Hạn chế việc thức khuya để chơi game, lướt Facebook hoặc lướt web, để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài việc đảm bảo thời gian ngủ đủ 8 tiếng, cần chú ý đến không gian ngủ. Giường cần phải thoải mái để hỗ trợ kéo giãn cột sống và các khớp dưới, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ chất lượng và cải thiện sự phát triển chiều cao.
Tư thế đi đứng và ngồi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao, đặc biệt là ở tuổi 18. Để đạt được chiều cao tối đa ở tuổi này, hãy đảm bảo tư thế đi đứng và ngồi hợp lý.
Đầu và cổ cần được giữ thẳng, không cúi gập. Khi ngồi, hãy ngồi thẳng lưng và thả lỏng cơ thể để đạt được sự thư giãn, giúp tối ưu hóa chiều cao. Nói cách khác, việc giữ tư thế đúng cách khi ngồi và đi đứng không chỉ giúp tránh cong vẹo cột sống mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao ở tuổi 18.
Để ngồi đúng cách, hãy ngồi trên ghế thẳng lưng, đảm bảo vai thẳng và cằm cao. Tương tự, khi đứng hoặc bước đi, hãy giữ thân hình thẳng, lưng thẳng, chân thẳng và thả lỏng cơ thể. Việc áp dụng tư thế đi đứng và ngồi đúng cách từ tuổi 18 có thể tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển chiều cao một cách tốt nhất.
Nếu muốn nhận được câu trả lời là có thể cho câu hỏi 18 tuổi còn tăng chiều cao được không, cần lưu ý tránh một số thói quen hàng ngày có tác động không tốt đến việc cải thiện chiều cao dưới đây:
Thức ăn nhanh, được chế biến một cách nhanh chóng, thường được chiên và chứa nhiều chất bảo quản. Phương pháp chế biến này gây mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm, bao gồm cả vitamin D, canxi và chất xơ - những yếu tố cần thiết quan trọng cho quá trình tăng trưởng chiều cao.
Ngồi hoặc đứng không đúng tư thế trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và cấu trúc tự nhiên của cơ thể. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao mà còn làm mất tính thẩm mỹ tổng thể của dáng người.
Khi ngồi hoặc đứng không đúng tư thế, cột sống có thể bị uốn cong và các điểm cong tự nhiên bị thay đổi. Điều này có thể dẫn đến lưng cong hơn do cúi quá nhiều về phía trước hoặc nghiêng quá nhiều về phía sau. Kết quả là chiều cao đo được sẽ thấp hơn so với chiều cao thực tế.
Theo một nghiên cứu của Đại học Colombia, những người hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc, đặc biệt là trẻ em, thường có chiều cao thấp hơn so với những người không tiếp xúc với khói thuốc.
Các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá có tác động mạnh đến xương. Chúng làm giảm mật độ xương, gây hủy hoại các tế bào xương, khiến xương khó phát triển, dễ gãy và mất tính linh hoạt. Điều này có nguy cơ rất cao đối với sự phát triển của hệ xương.
Ngoài ra, khói thuốc cũng làm giảm khả năng hấp thu canxi và hạn chế hoạt động của vitamin D trong cơ thể, gây hạn chế cho sự phát triển chiều cao.
Xem thêm:
Cách tăng chiều cao ở tuổi 18 đến 10 cm cho nam và nữ: https://nutrihome.vn/cach-tang-chieu-cao-o-tuoi-18/
10 cách tăng chiều cao hiệu quả nhanh nhất: https://nutrihome.vn/cach-tang-chieu-cao/
Thông qua bài viết này, hi vọng đã giải đáp đầy đủ thắc mắc liệu 18 tuổi còn tăng chiều cao được không. Như đã đề cập trong bài, mặc dù không thể cao thêm nhiều và nhanh hơn ở tuổi 18, tuy nhiên, việc duy trì lối sống lành mạnh, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày có thể giúp cải thiện chiều cao. Ngoài ra, cần lưu ý một số thói quen xấu ảnh hưởng đến chiều cao để có thể cải thiện chiều cao lẫn vẻ đẹp bên ngoài. Tham khảo thêm các bài viết hữu ích tại Nutrihome để có thể đạt được chiều cao mong muốn trong tương lai.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.