Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Trẻ biếng ăn khi mọc răng khiến bé hay quấy khóc, sốt và lười ăn uống, lâu ngày sẽ khiến cơ thể yếu đi và sút cân. Lúc này, mỗi buổi ăn không chỉ trở thành sự sợ hãi của bé mà còn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, bởi những phương pháp dỗ dành trẻ đều trở nên “vô ích”, mất tác dụng. Trong bài viết này, Dinh dưỡng Nutrihome sẽ 'bật mí' cho các mẹ một số cách chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng nhé!
Khi được khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn chào đón những chiếc răng “đầu đời”. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của những “người bạn” mới này, nướu (lợi) của bé sẽ bị sưng nứt, ở một số trẻ còn có hiện tượng viêm, tấy đỏ, thậm chí là bị loét gây đau đớn cho bé. Ngoài ra, nước dãi tiết ra liên tục để làm dịu nướu sưng, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ho, sổ mũi,... khiến bé vô cùng mệt mỏi, dễ cáu gắt và hay quấy khóc…
Khi ấy, bé không còn hứng thú với việc ăn uống nữa, mỗi bữa ăn sẽ thật sự trở thành nỗi sợ hãi đối với bé, thậm chí lâu dần sẽ gây sút cân nếu bé không được chăm sóc đúng cách.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ thường biếng ăn khi mọc răng, đặc biệt là những chiếc răng nanh. Mà những chiếc răng nanh thì thường mọc khi trẻ được 16 – 22 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, nên việc mọc các loại răng hàm, răng cửa vào lúc 6 tháng tuổi cũng sẽ khiến bé bỏ ăn, tác động tiêu cực đến quá trình ăn uống của trẻ.
Thông thường quá trình trẻ mọc răng sẽ biếng ăn cho tới khi chiếc răng nhú hẳn ra ngoài, khoảng từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên thời gian chính xác sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng bé, hoặc khi răng của trẻ đã nhú lên khỏi lợi và bớt đau thì sự thèm ăn sẽ sớm trở lại bình thường.
Nếu bé có sức đề kháng tốt, quá trình mọc răng ít đau đớn thì có thể bé chỉ biếng ăn trong vài ngày. Còn với những trẻ có sức khỏe yếu hơn thì thời gian mọc răng sẽ kéo dài ra, đồng nghĩa với việc trẻ biếng ăn trong thời gian lâu hơn những trẻ bình thường khác.
Xem thêm: Trẻ mọc răng hàm, ba mẹ cần phải làm gì?
Giai đoạn mọc răng khiến bé trở nên mệt mỏi, hay quấy khóc và khiến bố mẹ khó chiều hơn bình thường. Lúc này cơ thể bé rất nhạy cảm, để có thể giúp con cảm thấy tốt hơn bố mẹ nên cẩn thận và chú ý đến việc vệ sinh, chăm sóc trẻ thật chu đáo. Dưới đây là một số gợi ý chăm sóc khi bé mọc răng mà bố mẹ có thể tham khảo:
Để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn do những cơn đau nhức kéo đến thì mẹ có thể dùng tay hoặc khăn mềm để massage nướu một cách nhẹ nhàng. Mẹ lưu ý nếu dùng tay thì phải rửa tay thật kỹ trước khi massage để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé, đồng thời cũng không được để móng tay dài sẽ khiến da nướu của bé dễ bị tổn thương.
Vì khi mọc răng, nước dãi chảy ra nhiều quanh vùng miệng nên mẹ phải lưu ý việc vệ sinh sạch sẽ hằng ngày để tránh bị nhiễm khuẩn cho bé. Mẹ có thể dùng cách lấy ngón tay có quấn miếng gạc hoặc khăn mềm, nhúng nước sạch rồi lau nhẹ nhàng vùng khoang miệng cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng khăn xô mềm và nước muối sinh lý để vệ sinh nướu và khoang miệng cho con trẻ. Việc này sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng răng, lợi khi mọc răng.
Trong giai đoạn nhạy cảm này, tính trẻ thường hay khó chịu, cáu kỉnh và nhõng nhẽo, nên bố mẹ cần kiên nhẫn, dành nhiều thời gian hơn cho con, cùng chơi và trò chuyện để trẻ quên đi việc đau răng. Bên cạnh đó, mọc răng sẽ khiến bé biếng ăn, ăn ít hơn so với mọi ngày, nhưng bố mẹ đừng lo lắng vì việc này sẽ không quá lo ngại, nên bố mẹ đừng tạo áp lực ăn uống, la mắng khi thấy bé không ăn, tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Các cơn đau xuất hiện khi mọc răng sẽ khiến trẻ biếng ăn, ở một số bé còn có dấu hiệu sốt và đi ngoài, nên bố mẹ luôn nhớ phải bổ sung đủ nước để bù lượng nước mà cơ thể bé đã mất. Việc thiếu nước sẽ khiến bé rất dễ bị suy nhược cơ thể mà bố mẹ khó nhận ra, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Trong quá trình trẻ mọc răng biếng ăn, ngoài việc chú ý đến chăm sóc răng miệng cho trẻ hàng ngày thì bố mẹ cũng đừng quên bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết. Việc mọc răng khiến bé không thể ăn được nhiều, không phải vì thế mà bố mẹ thả lỏng, không quan tâm đến việc ăn uống của con. Sau đây là những thực phẩm gợi ý, cung cấp đủ dinh dưỡng mà bố mẹ nên tham khảo để giúp bé mọc răng nhưng vẫn giữ được sức khỏe và bắt kịp đà tăng trưởng với bạn bè cùng tuổi:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng,... vì thế nên khi bé đau nướu không thể ăn thì nguồn sữa mẹ có thể cung cấp gần như đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể bé cần. Tuy nhiên sau khi cho bú, mẹ cần làm sạch khoang miệng cho bé để tránh tránh vi khuẩn xâm nhập vào nướu, khiến bé bị nhiễm khuẩn.
Thay vì dùng những thức ăn cứng đặc, cần nhai như mọi ngày, bố mẹ nên lựa chọn các món ăn mềm, xay nhỏ, nấu loãng dễ nhai nuốt như: Cháo cá, súp lươn, mì, bún nấu với nước hầm xương,… Bên cạnh đó, việc mọc răng khiến bé “lười ăn”, bữa ăn thường kéo dài, nên mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho con để trẻ đỡ bị sợ hãi khi phải ăn quá nhiều một lúc, giúp bé không bị sút cân, đảm bảo sức khỏe.
Mẹ cũng cần lưu ý không cho bé ăn đồ quá nóng hay quá lạnh vì không tốt cho sự phát triển của răng. Bên cạnh đó, các loại sữa chua không đường, ít đường cũng là một sự lựa chọn tốt. Với tính mát lạnh đặc trưng vừa phải sẽ giúp hạ nhiệt tại khu vực răng đang mọc, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Giai đoạn trẻ mọc răng rất cần canxi, vì thế mẹ nên tăng cường bổ sung canxi cho con để kích thích mọc răng và giúp răng chắc khỏe. Thực phẩm giàu canxi có trong tôm, cua cá, đậu trắng, sữa, phomai, quả kiwi, cam, quýt, dâu, trứng,…
Các loại vitamin A, B, C, D, E, K có rất nhiều trong trái cây, các loại sinh tố, nó đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng đề kháng ở trẻ nhỏ. Vì thế, khi trẻ mọc răng, cơ thể sẽ yếu và thiếu năng lượng việc bổ sung vitamin là hết sức cần thiết. Bố mẹ hãy thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé có sức đề kháng vượt qua giai đoạn nhạy cảm này.
Trẻ mọc răng sẽ ảnh hưởng đến vị giác, khiến cho miệng của bé cảm thấy không hứng thú với đồ ăn, vì thế bố mẹ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Trẻ biếng ăn khi mọc răng là tình trạng tự nhiên, có thể tự cải thiện trong vòng vài ngày. Nếu không có những dấu hiệu nặng thì bố mẹ không cần cho trẻ bôi hoặc dùng thuốc kháng sinh. Nhưng nếu trẻ sốt cao, có dấu hiệu lạ thì phải cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và xử lý kịp thời. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp bố mẹ vững tâm hơn trong quá trình chăm sóc trẻ thời kì mọc răng, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe bé phát triển toàn diện trong suốt giai đoạn này. Tham khảo thêm các bài viết hữu ích tại Nutrihome để có thể nắm được những thông tin chăm sóc bé biếng ăn khi mọc răng đúng cách.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.