Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Trẻ biếng ăn là tình trạng con giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn đáp ứng được nhu cầu cơ thể cần. Nếu bố mẹ không phát hiện, xử lý kịp thời sẽ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc của trẻ. Cùng Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu trẻ biếng ăn có nguy hiểm không?
Việc lười ăn ở trẻ là một hiện tượng phổ biến, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng có 3 nguyên nhân chính và chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống của bé.
Trẻ biếng ăn tâm lý là tình trạng khá thường gặp và xuất hiện phổ biến. Có thể nói, chứng “chán ăn: tâm lý này không phải là một căn bệnh mà thực chất chỉ là một triệu chứng tạm thời của con. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không có kiến thức, không hiểu vấn đề bé gặp phải thì sẽ khó mà chữa trị kịp thời.
Khi bé có cảm giác bị ép buộc vào khuôn khổ nào đó, làm những điều mình không muốn, hay có thể là do những tác động tiêu cực như: la mắng, quát nạt, ép buộc, chiều chuộng bé quá mức,... hoặc do cách chăm sóc con không khoa học mà bố mẹ áp dụng cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ.
Biếng ăn tâm lý cũng có thể xảy ra do bé bị thay đổi môi trường và rối loạn nhịp sinh học đột ngột. Ví dụ như giờ ăn của trẻ bị muộn hoặc sớm hơn so với bình thường, việc trẻ được gửi đến trường mầm non làm thay đổi môi trường sinh hoạt mà bé lại chưa thích nghi kịp cũng ảnh hưởng đến tâm lý bé.
Ở giai đoạn trẻ có những thay đổi thể chất như tập đi, tập bò, mọc răng, tập nói,… rất dễ dẫn đến tình trạng bé “chán ăn”. Và hiện tượng này sẽ thường chỉ kéo dài từ 1-2 tuần. Sau khi thích ứng với sự thay đổi, tình trạng trẻ biếng ăn sẽ tự cải thiện.
Bên cạnh đó, một số vấn đề sinh lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bữa ăn của bé. Cụ thể:
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ là triệu chứng thường gặp khi bé mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt, giai đoạn mọc răng bé rất dễ bị nhiễm khuẩn, tổn thương vùng miệng, từ đó dẫn đến biếng ăn. Khi gặp phải tình trạng biếng ăn bệnh lý, trẻ sẽ có những triệu chứng như khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn, đồng thời cũng sẽ không cảm thấy ngon miệng khi ăn.... Nếu các tình trạng này kéo dài rất dễ khiến trẻ trở nên lười ăn và hay khóc nhè.
Trẻ biếng ăn có nguy hiểm không là một thắc mắc được rất nhiều phụ huynh quan tâm, tìm hiểu. Thực tế, biếng ăn là một triệu chứng rất hay thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu để lâu dài sẽ gây nên những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển lâu dài của bé.
Dinh dưỡng chủ yếu có trong thức ăn, nếu bé không chịu ăn đồng nghĩa với việc dinh dưỡng không nạp vào cơ thể dẫn đến thiếu chất, sút cân, chậm phát triển chiều cao, hay thậm chí có thể dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng.
Theo khảo sát, hơn 90% phụ huynh có con biếng ăn đều than phiền rằng khi con không đủ chất, sức đề kháng, hệ miễn dịch suy giảm rõ rệt. Lúc này các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan bùng phát và xâm nhập mạnh mẽ gây nên những triệu chứng khó chịu ở bé. Số liệu thống kế cũng đã chỉ rõ: Khi sức đề kháng suy giảm, trẻ bị biếng ăn sẽ có số ngày mắc bệnh nhiều hơn 29% và tăng nguy cơ viêm nhiễm hô hấp lên 45%.
Dinh dưỡng được xem là một trong ba yếu tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ. Nên khi bé biếng ăn, nguy cơ thiếu hụt chất béo nhất là protein, omega 3, omega 6,…rất cao. Trong khi đó đây là những dưỡng chất quan trọng và có tác động rất lớn đến sự phát triển của não bộ ở người.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, việc trẻ biếng ăn sẽ bị thua kém hẳn về mặt trí não so với những bé ăn khỏe được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Và sự thua thiệt này có thể kéo dài trong suốt 5 năm phát triển đầu đời của trẻ.
So với những đứa trẻ phát triển bình thường, trẻ biếng ăn sẽ thụ động hơn, thích sống một mình, giao tiếp kém, không hòa nhập được với mọi người xung quanh,... Bên cạnh đó, tâm trạng của bé cũng sẽ thất thường, rất dễ cáu gắt khiến bố mẹ khó hiểu, khó gần gũi với con hơn. Khi trẻ gặp lại những biểu hiện như thế mà bố mẹ không kịp thời tìm ra cách khắc phục, trẻ có nguy cơ cao dẫn đến chứng tự kỷ.
Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn là chìa khóa giúp bé hồi phục lại sức khỏe. Vì vậy việc trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để kích thích ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất luôn là bài toán đau đầu với các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Sau đây là một số thành phần dinh dưỡng giúp bé ăn ngon miệng mà bố mẹ có thể tham khảo:
Lysine là một trong 12 axit amin thiết yếu đối với trẻ nhỏ, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, sản xuất các enzym men tiêu hóa, từ đó giúp trẻ ăn ngon, ăn khỏe hơn. Bên cạnh đó, Lysine cũng góp phần tăng cường khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết và đóng vai trò hỗ trợ phát triển chiều cao. Khi thiếu hụt lysine, bé có khả năng cao rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm lớn, thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố.
Một số thực phẩm giàu lysine: Thịt đỏ, gà, trứng, cá (cá tuyết hoặc cá mòi), đậu, đậu lăng, phô mai, mầm lúa mì, quả hạch, đậu nành, men bia, tảo xoắn,...
Kẽm có tác dụng hỗ trợ cân bằng vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cũng như khả năng hấp thu dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, kẽm còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, trí não. Thiếu kẽm sẽ gây ra chứng biếng ăn, chán ăn lâu ngày khiến trẻ nhẹ cân, chậm lớn.
Một số thực phẩm giàu kẽm: hàu, cua, sò, hến, thịt đỏ, cây họ đậu, các loại hạt, sữa, trứng, ngũ cốc, rau, socola đen,...
Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất béo, protein và chuyển hóa Gluxit giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng. Trong trường hợp nếu thiếu vitamin nhóm B trẻ sẽ thường gặp chứng biếng ăn, còi cọc, chậm lớn hoặc rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài.
Một số thực phẩm giàu Vitamin nhóm B: Cá hồi, gan và các loại thịt nội tạng khác, trứng, sữa, thịt bò, thịt heo, chuối, cây họ đậu, các loại rau ăn lá có màu xanh đậm, măng tây, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều,…
Lợi khuẩn đường ruột có thể tiết tới 3000 enzym tiêu hóa khác nhau, có vai trò hỗ trợ quá trình lên men tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin B1, kích thích trẻ thèm ăn một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, việc hệ tiêu hóa gặp vấn đề, hoặc tiêu hóa kém đồng nghĩa tỷ lệ lợi khuẩn sẽ suy giảm, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé sẽ hấp thu kém, dẫn đến chứng suy dinh dưỡng và cơ thể sẽ hình thành cơ chế từ chối ăn, lâu dần gây nên hậu quả trẻ bắt đầu biếng ăn.
Chính vì lợi khuẩn có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa nên mẹ cần lưu ý bổ sung cho bé, thường các loại sữa chua sẽ chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic có lợi.
Trẻ biếng ăn có nguy hiểm không sẽ phù thuộc vào thể trạng và mức độ bỏ bữa của bé. Nếu bé lười ăn trong vài ngày thì mẹ nên yên tâm vì đó chỉ là tình trạng thường gặp ở trẻ Nhưng nếu để lâu và con có dấu hiệu biếng ăn dài hạn, thì việc mẹ cần làm là nên đưa con đến Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome để được phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục sớm nhất, mang lại cho con một cơ thể khỏe mạnh, phát triển vượt bậc.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.