Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Trẻ ăn dặm được xem là một mốc phát triển quan trọng đối với trẻ. Thật thú vị khi mỗi ngày nhìn thấy bé ăn thêm được một món mới, nhưng cũng rất căng thẳng nếu như bé không chịu ăn hoặc từ chối ăn. Trẻ 7-8 tháng biếng ăn dặm do nhiều lý do, có thể do bé bị ốm, bé mất cảm giác thèm ăn, bé không thích màu sắc hoặc hình dạng của món ăn, thậm chí là do bé chưa sẵn sàng. Vậy phải làm gì khi trẻ 7-8 tháng tuổi biếng ăn dặm? Hãy cùng Dinh dưỡng Nutrihome tham khảo một số mẹo dưới đây!
Khi bé được 7-8 tháng tuổi, tức là thời gian bé đang bắt đầu hình thành được tính cách của chính mình. Bé bắt đầu làm quen được với những điều mới và học hỏi với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với đó, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ cũng thay đổi. Bé có thể không muốn ăn những thức ăn được xay nhuyễn nữa hoặc không muốn bú bình nữa.
Cha mẹ cũng nhận thấy em bé có nhận thức và lanh lợi hơn rất nhiều so với trước đây. Nếu như trước đó bé chỉ đơn giản là ngồi một chỗ và quan sát xung quanh thì giờ đây bé muốn đi khắp nơi và khám phá thế giới. Đến khi bé được 7-8 tháng, hầu hết các bé đã có thể lăn lộn theo nhiều hướng, nhiều bé đã có thể tự ngồi dậy và thậm chí là bé có thể tự bò. Tóm lại, em bé đang phát triển nhanh chóng, từ một đứa trẻ thành một cá thể tự lập hơn dẫn đến hành vi và thói quen ăn uống của trẻ cũng thay đổi như vậy.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 7-8 tháng tuổi không chịu ăn dặm, có thể là do biếng ăn sinh lý ở trẻ 7-8 tháng tuổi hoặc do một số nguyên nhân khác như:
Nếu bé có vẻ không còn hứng thú với các loại thức ăn xay nhuyễn mà mẹ đang cho bé ăn, thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với những loại đồ ăn có kết cấu phức tạp hơn.
Ở giai đoạn bé 7-8 tháng tuổi, bé đã có thể sử dụng lưỡi và hàm trên (vì khi đó bé đã mọc răng) để nghiền thức ăn. Và khi đó bé đã có thể ăn những thức ăn có kết cấu và độ cứng tương tự như đậu phụ. Nếu như mẹ vẫn tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn, nát dành cho bé mới bắt đầu ăn dặm thì bé sẽ tỏ ra không có hứng thú, chán ăn thậm chí là bỏ ăn.
Bé 7-8 tháng vẫn đang tập ăn dặm và làm quen với các thực phẩm mới. Nhưng nhiều cha mẹ lại cho rằng bé ăn dặm ở thời điểm này là chủ yếu và bỏ sữa cho con ngay. Điều này hoàn toàn sai lầm, không chỉ khiến trẻ không kịp thích nghi mà còn khiến cho hệ tiêu hóa của bé chịu nhiều áp lực, dẫn đến bé 7-8 tháng biếng ăn. Cha mẹ nên lưu ý rằng nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ 7-8 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. \
Thiếu vi chất là một trong các nguyên nhân khiến bé 7-8 tháng biếng ăn dặm. Một số vi chất như vitamin B1, B12, Kẽm… tham gia vào quá trình chuyển hóa và hấp thu, giúp tăng cường cảm giác ngon miệng hoặc thèm ăn ở trẻ. Khi chế độ ăn của trẻ thiếu những vi chất này thì sẽ gây mất cảm giác ngon miệng, giảm sự thèm ăn từ đó khiến trẻ 7-8 tháng tuổi lười ăn.
Điều quan trọng nhất khi bé 7-8 tháng không chịu ăn dặm là cha mẹ phải xem bé đã sẵn sàng chưa. Trên thực tế, hầu hết bé đã sẵn sàng ăn dặm từ khi được 6 tháng tuổi, ngoài ra nếu như bé đã có thể ngẩng cao đầu hoặc ngồi thẳng trên ghế cao, đã tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới sinh và có thể đưa thức ăn vào trong miệng thì lúc này bé hoàn toàn đã có thể ăn dặm.
Điều quan trọng thứ hai cha mẹ có thể làm là đảm bảo cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp với lứa tuổi. Ban đầu, trẻ chỉ nên ăn trái cây và rau củ đã được xay nhuyễn, kèm theo ngũ cốc với một lượng rất nhỏ nhưng đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn được nhiều thực phẩm hơn với số lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Nếu như bé đã sẵn sàng và cho bé ăn những thức ăn phù hợp mà trẻ 7-8 tháng không chịu ăn dặm thì cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau để giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này:
Tưởng chừng như không quá quan trọng nhưng cha mẹ nên dành đủ thời gian để bé ăn dặm. Mỗi bữa ăn nên kéo dài từ 20 đến 30 phút. Điều này sẽ cho phép trẻ cảm nhận được mùi vị, kết cấu, hình thức của món ăn. Không nên cho trẻ ăn quá lâu vì sau 30 phút, đồ ăn đã không còn ngon miệng, bé cũng cảm thấy nhàm chán và khó khăn trong việc hấp thu thức ăn hơn rất nhiều.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi nhìn cha mẹ ăn sẽ khuyến khích bé ăn theo. Nếu lịch ăn của cả gia đình không giống với lịch ăn của bé, hãy cố gắng chuẩn bị cho mình một bữa ăn nhẹ để có thể ăn cùng bé khi bé ăn dặm.
Đây được xem là một nghệ thuật đánh lạc hướng giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Hãy hát cho bé nghe bài hát mà bé yêu thích hoặc cho bé chơi trò chơi máy bay (thìa được xem là máy ăn, thức ăn là hành khách) trong giờ ăn là một trong những trò chơi đánh lạc hướng thú vị giúp trẻ ăn ngon miệng.
Đừng bắt bé ăn quá nhiều vì nó có thể khiến bé sợ hãi và không dám ăn. Thay vào đó, hãy thử bắt đầu với những phần thức ăn nhỏ hơn để bé đỡ choáng ngợp. Khi bé đã quen cha mẹ có thể tăng dần số lượng lên cho bé.
Ngay cả khi 7-8 tháng mà trẻ lười ăn bột, cha mẹ vẫn nên cho bé ăn vào bữa chính. Điều đó giúp cho việc ăn dặm trở thành một phần trong bữa ăn thông thường của trẻ.
Đây là một biện pháp cực kì hiệu quả khi trẻ 7-8 tháng biếng ăn dặm, nhưng cần phải lưu ý là khi áp dụng biện pháp này sẽ cực kỳ bẩn và lộn xộn. Nhiều bé có thể muốn kiểm soát bữa ăn của mình và sẽ hoàn toàn ổn nếu cha mẹ giao việc đó cho trẻ, miễn là mẹ không quan tâm đến sự lộn xộn. Các nghiên cứu cho rằng để bé tự đút thức ăn bằng thìa hoặc ăn bốc bằng tay giúp phát triển thói quen ăn uống tốt hơn.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi ăn đi ăn lại cùng một thứ? Chắc chắn sẽ cảm thấy chán, thậm chí còn từ chối một số loại thực phẩm. Trẻ nhỏ cũng vậy. Hãy cung cấp cho bé những món ăn đa dạng về thực phẩm, màu sắc và họa tiết để bé có thể tìm được món ăn mà bé yêu thích.
Khi cha mẹ mệt mỏi và thất vọng khi trẻ 7-8 tháng không chịu ăn bột hay bất cứ thứ gì khác, cha mẹ có thể ép trẻ ăn hoặc la mắng, quát tháo khiến bé sợ hãi, thậm chí là không ăn hoặc bỏ ăn.
Mặc dù điều này có thể nói dễ hơn làm, nhưng cha mẹ nên cố gắng hết sức giữ bình tĩnh trong trường hợp này vì hầu hết mọi đứa trẻ đều trải qua giai đoạn biếng ăn, đặc biệt là trẻ biếng ăn dặm. Tình trạng này có thể mất hàng tuần thậm chí là hàng tháng nhưng nếu cha mẹ có cách điều trị phù hợp thì bé sẽ cải thiện nhanh chóng.
Trẻ 7-8 tháng sẽ chuyển sang ăn 3 bữa một ngày (sáng, trưa và tối). Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Trẻ trong độ tuổi này không cần thêm muối hoặc đường vào thức ăn vì thức ăn mặn không tốt cho thận và đường có thể gây sâu răng cho trẻ.
Cha mẹ cũng nhớ rằng có thể mất tới 10 lần thử hoặc thậm chí nhiều hơn để bé làm quen với thức ăn, hương vị hoặc kết cấu mới. Sẽ có những ngày bé ăn nhiều hơn, ngày ăn ít hơn hoặc thậm chí là có ngày bé sẽ không ăn. Nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng, điều này là hết sức bình thường. Chỉ cần kiên nhân, tiếp tục cho bé ăn nhiều loại thức ăn để bé có thể làm quen với chúng. Trẻ dưới 12 tháng không cần ăn vặt, nếu mẹ sợ bé đói giữa các bữa ăn, hãy cho bé bú thêm sữa.
Đảm bảo bữa ăn của bé đủ các nhóm thực phẩm như:
Trẻ 7-8 tháng tuổi đã có thể ăn những thức ăn có kết cấu phức tạp hơn so với trẻ 6 tháng tuổi. Cho bé ăn những loại thức ăn nghiền, dạng cục, hoặc cha mẹ có thể cho bé ăn đồ ăn cắt nhỏ như ngón tay để giúp trẻ học cách tự xúc ăn, phát triển khả năng phối hợp tay và mắt, học cách cắn, nhai và nuốt các miếng thức ăn nhỏ mềm.
Có thể trẻ phải mất nhiều thời gian để làm quen với các kết cấu mới này, nhưng đó là một trong các kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học. Chỉ cần đảm bảo rằng cha mẹ luôn ở bên cạnh trẻ và đảm bảo bé nuốt thức ăn một cách an toàn.
Trong giờ ăn, hãy cho bé uống từng ngụm nước nhỏ. Học cách uống nước là một kỹ năng mới và tốt hơn đối với sự phát triển răng của trẻ.
Hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống có gas, nước hoa quả có nhiều đường vì chúng có thể gây sâu răng.
Xem thêm:
Cách trị trẻ biếng ăn dặm: https://nutrihome.vn/meo-hay-chua-bieng-an-o-tre-an-dam/
Bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa, bố mẹ phải làm sao?: https://nutrihome.vn/be-khong-chiu-an-dam-chi-uong-sua/
Trẻ 7-8 tháng biếng ăn dặm là chuyện thường gặp ở trẻ. Cha mẹ không cần quá lo lắng mà nên xác định rõ nguyên nhân vì sao bé nhà mình lại biếng ăn từ đó sẽ có cách giải quyết và khắc phục cho bé phù hợp. Bên cạnh đó, các mẹ có thể theo dõi thêm Nutrihome để nắm được các thông tin dinh dưỡng đáng tin cậy đến từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.