Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện “chán ăn”, không thèm “động đũa” khi thấy đồ ăn thì con bạn đang rất có thể mắc chứng “biếng ăn”, thường gặp ở trẻ từ 1-6 tuổi. Vậy mẹ đã biết nguyên nhân trẻ “lười ăn” bắt nguồn từ đâu? Và làm cách nào để khắc phục kịp thời, giúp bé phát triển một cách toàn diện, có một tương lai tươi sáng? Hãy cùng Dinh dưỡng Nutrihome tìm ra nguyên nhân và lựa chọn cách cải thiện tình trạng ăn uống phù hợp nhất với bé nhà mình dưới bài viết này nhé!
“Biếng ăn” là tình tình trạng chung của trẻ, khiến rất nhiều ông bố bà mẹ đau đầu để tìm cách giải quyết. Nếu tình trạng này kéo dài, đồng nghĩa với sức khỏe của bé bị ảnh hưởng rất nhiều, dễ dẫn đến tình trạng kém hấp thu, còi xương hoặc hormone trong cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng, trí não chậm phát triển, chiều cao và cân nặng cũng thua sút so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Bên cạnh đó, trẻ biếng ăn có nguy cơ đối mặt với vấn đề bệnh trầm cảm, mắc chứng thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, suy giảm đề kháng nên rất hay ốm vặt,...
Để giảm thiểu nguy cơ xấu cho sự phát triển tương lai sau này của bé, bố mẹ cần sớm chủ động tìm ra nguyên nhân trẻ biếng ăn là do đâu. Sau khi biết được nguyên nhân, bố mẹ cần vạch kế hoạch, lựa chọn những biện pháp giải quyết khoa học, phù hợp với tình trạng của con mình nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng “lười ăn” ở trẻ, sau đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất thường hay gặp mà bố mẹ cần lưu ý:
Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng chứng biếng ăn có xu hướng di truyền ở một số ít trẻ em. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan… có nguy cơ biếng ăn cao hơn những trẻ khác.
Sau khi nắm được nguyên nhân trẻ biếng ăn là do đâu, các bậc phụ huynh cũng nên trang bị một vài bí quyết giúp bé ăn uống ngon miệng hơn, đảm bảo phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ. Một vài gợi ý hữu ích dành cho bố mẹ như:
Để trẻ tập trung vào bữa ăn thì xem điện thoại hay tivi cần được tránh xa, bố mẹ hãy trò chuyện cùng con khi con ăn. Tập cho bé ăn đúng giờ, không thể lúc nào cũng mang đồ ăn vặt ra để dỗ con. Trước bữa ăn từ 30 - 60 phút không nên cho bé ăn vặt, đặt ra thời gian ăn cho trẻ không quá 30 phút cho một bữa ăn. Nếu trẻ ăn ít, bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và ăn theo giờ cố định, điều này giúp trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thức ăn và không bị cảm giác áp lực vì khẩu phần ăn quá nhiều.
Muốn khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ thì việc cần thiết và có ảnh hưởng nhất chính là những thức ăn mỗi ngày mà mẹ nấu. Hãy tham khảo thực đơn cho bé "lười ăn" thay đổi menu món ăn mỗi ngày để bé không cảm thấy nhàm chán. Đặc biệt, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ biếng ăn thường thiếu hụt các chất dinh dưỡng như kẽm, lysine, vitamin B … Vì vậy, để tăng cảm giác thèm ăn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, mẹ có thể lựa chọn nấu món ăn kết hợp các nhóm thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng này như:
Bên cạnh đó, việc bày trí thức ăn cũng là một hình thức giúp món ăn trở nên bắt mắt, thu hút sự tò mò, khám phá của bé. Mẹ hãy chọn những loại thực phẩm rau, củ, quả để trang trí bắt mắt kích thích sự thèm ăn của bé nhé!
Khi trẻ vận động nhiều, lượng calo sẽ được đốt cháy, năng lượng cũng tiêu hao rất nhiều, dẫn đến cơ thể cần nạp năng lượng, tạo cảm giác đói bụng. Chính vì thế, bố mẹ nên cho con vận động thường xuyên, để bé thích thú và mạnh dạn hơn thì hãy chơi chơi cùng trẻ. Lựa chọn những bộ môn như: đá bóng, bơi lội, trốn tìm, các hoạt động vui chơi ở công viên, khu vui chơi, hay thậm chí là sân vườn,... hoặc bố mẹ có thể dành thời gian rảnh cùng con trồng cây…
Những việc này sẽ giúp bé có tinh thần vui vẻ, nhiều năng lượng hơn mỗi ngày, giảm nguy cơ biếng ăn và các bệnh về tâm lý được cải thiện rất tốt.
Hãy ngừng việc thúc ép bé khi bé tìm cách từ chối thức ăn. Tạo tâm lý thoải mái nhất thì bé mới cảm thấy vui vẻ, nếu bố mẹ cứ ép, la mắng mỗi khi đến giờ ăn thì lâu dần sẽ gây nên ám ảnh với trẻ. Thay vì thịt, mẹ có thể cho bé ăn trứng, xúc xích hoặc cá, bé không chịu ăn rau mẹ nên thay thế bằng trái cây. Việc thay thế thực phẩm tương đồng về mặt dinh dưỡng sẽ giúp bé dễ ăn hơn, mẹ cũng không cần phải la mắng khiến bé “ghét”.
Hầu hết trẻ nhỏ đều thích bắt chước người lớn. Do đó mẹ hãy để bé ăn cùng gia đình và là tấm gương tốt nhất trong việc ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Việc cả nhà quây quần bên mâm cơm vừa ăn vừa nói sẽ giúp cho bé cảm thấy ngon hơn. Bố mẹ có thể áp dụng những lời động viên, khen ngợi khi con ăn hết thức ăn, điều đó sẽ tạo động lực và hào hứng giúp trẻ ăn nhiều hơn.
Trong quá trình tìm ra giải pháp giúp bé ăn ngon, mẹ có thể tham khảo, sử dụng các thực phẩm bổ sung, kích thích ăn ngon cho bé như: sữa cho trẻ biếng ăn , siro ăn ngon, thuốc cho trẻ "lười ăn" , các loại thuốc sắt cho bé,... Nếu mẹ đã thử rất nhiều cách, áp dụng hầu hết các phương pháp mà bé vẫn không cải thiện tình trạng biếng ăn, lời khuyên tốt nhất là mẹ nên đưa con đến trung tâm tư vấn dinh dưỡng để kịp thời giải quyết vấn đề trẻ gặp phải một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn xuất phát từ rất nhiều nguồn và xảy ra trong đời sống hằng ngày của bé, nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Vì nhận thấy xu hướng chăm sóc trẻ em rất cần thiết và được ưu tiên hàng đầu nên sự có mặt của Hệ thống trung tâm dinh dưỡng Nutrihome có thể giải quyết mọi vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng cho bé. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu về ngành dinh dưỡng cùng cơ sở vật chất, máy móc, quy trình tư vấn, thăm khám, điều trị khép kín và chuyên nghiệp, sẽ là nơi lý tưởng giúp bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con cái trở nên dễ dàng và cho bé một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.