Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Thời gian gần đây dinh dưỡng Nutrihome nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ xoay quanh vấn đề tại sao trẻ ăn nhiều, ngủ tốt mà vẫn kém hấp thu. Để giúp mẹ giải đáp vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ bật mí top 11 kinh nghiệm chăm sóc trẻ kém hấp thu được các mẹ bỉm sữa thông thái áp dụng.
Kém hấp thu là hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không hấp thụ được vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia trẻ mắc phải hội chứng kém hấp thu dù ăn nhiều cỡ nào vẫn bị thiếu chất, thậm chí có thể gây ra suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn.
Dưới đây là những kinh nghiệm giúp mẹ có thể nhận biết tình trạng trẻ kém hấp thu:
Theo kinh nghiệm trẻ kém hấp thu của nhiều mẹ bỉm, những dấu hiệu kể trên khá giống với bệnh lý rối loạn tiêu hóa. Vì vậy để tránh nhầm lẫn và chắc chắn xem bé có bị kém hấp thu không mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Theo chuyên gia tình trạng kém hấp thu, ăn mãi không lớn thường khởi phát bởi những lý do như:
Trẻ lười ăn, kém hấp thu mỗi mẹ sẽ lựa cho mình một cách chăm khác nhau. Có mẹ tìm đến thuốc hỗ trợ ăn ngon, có mẹ sử dụng sữa để bổ sung dinh dưỡng. Nhưng Dinh dưỡng Nutrihome tin rằng top 11 kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều.
Trẻ kém hấp thu một phần là do thực đơn nghèo nàn, thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy để con có thể cải thiện tình trạng này mẹ nên cân bằng đầy đủ vi chất. Sao cho thực đơn hàng ngày có cả chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất.
Đồng thời đa dạng các loại thức ăn, chế biến nhiều cách để kích thích vị giác đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Khi con lười ăn, kém hấp thu dinh dưỡng nhiều mẹ sẽ nghĩ đến việc cho bé ăn nhiều thịt nạc để bổ sung sắt. Vậy quan niệm này liệu có đúng không?
Trên thực tế, sắt là thành phần quan trọng, giúp cấu tạo máu và vận chuyển oxy đến tế bào. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ có khoảng 9% trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi bị thiếu sắt. Khiến nhiều mẹ nghĩ thịt đỏ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này, đồng thời hỗ trợ hấp thu tốt hơn.
Điều này hoàn toàn chính xác nhưng nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng. Với trẻ nhỏ, việc nhai thịt nạc giống như một loại cực hình. Nên nếu không được nhai kỹ khi vào dạ dày sẽ dẫn đến việc kém hấp thu.
Do đó kinh nghiệm trẻ kém hấp thu thứ hai mà mẹ nên bỏ túi là hãy hạn chế việc lạm dụng thịt nạc cho bé. Để giải quyết tình trạng này mẹ có thể thay thế thịt nạc bằng thịt gia cầm, trứng, sữa, cá,... Điều này chẳng những giúp bé giải ngán mà còn cung cấp một lượng sắt rất lớn.
Dầu ăn là thực phẩm giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn. Vì vậy bước vào tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung cho bé các loại dầu thực vật để cung cấp chất béo. Theo các nghiên cứu khoa học, chất béo có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Ngoài cung cấp năng lượng vi chất này còn giúp bé hấp thu vitamin tan trong dầu, cải thiện cân nặng và chiều cao hiệu quả.
Theo kinh nghiệm trẻ kém hấp thu thì việc bổ sung vitamin từ thực phẩm là điều hết sức cần thiết. Hàm lượng chất xơ trong rau xanh và hoa quả có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời giúp bé vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn.
Vì vậy giai đoạn này mẹ nên tăng cường sử dụng rau xanh và hoa quả giàu vitamin như cam, quýt, táo, bưởi, xoài, kiwi, súp lơ xanh, rau bina,....
Cà rốt là thực phẩm dễ hấp thu. Không chỉ thế nó còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo kinh nghiệm chăm con của nhiều mẹ bỉm, việc lạm dụng quá mức trong thực đơn của bé có thể gây ra hệ lụy khôn lường. Cụ thể trẻ hấp thu cà rốt quá nhiều có thể thiếu máu, vàng da, thậm chí là biếng ăn, giật mình hay khóc giữa đêm.
Tình trạng này kéo dài chẳng những khiến việc hấp thu dinh dưỡng suy giảm mà sức khỏe và sự phát triển của bé cũng bị ảnh hưởng theo. Vì thế mỗi tuần mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng 2 bữa cà rốt, mỗi bữa không quá 50g.
Trẻ ốm, khó chịu, chán ăn là điều hết sức bình thường. Vì vậy lúc này mẹ đừng ép buộc mà hãy để con thỏa thích với những món ăn hợp vị. Cố gắng cho bé ăn thêm chút cháo dinh dưỡng để đủ chất và tăng cường đề kháng.
Việc ép buộc, dọa nạt thậm chí đánh mắng khi bé lười ăn, hấp thu kém có thể tạo ra bóng ma tâm lý, tăng hormone stress khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở.
Rất nhiều mẹ cho rằng nước xương bổ dưỡng nên rất thích hợp với trẻ trong giai đoạn hấp thu kém. Vì vậy dẫn đến tình trạng nấu cháo không dùng thêm nguyên liệu khác. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi trên thực tế, nước hầm xương chỉ giúp món cháo thêm ngọt và không mang theo bất kỳ giá trình dinh dưỡng nào khác.
Nếu mẹ duy trì thói quen dùng nước hầm xương nấu cháo bé không chẳng những không hấp thụ được dưỡng chất mà còn sinh ra còi cọc, chậm lớn. Vì vậy lời khuyên lúc này cho mẹ là hãy bổ sung thêm các loại thịt băm, rau, củ quả để con có thể tiêu hóa tốt hơn.
Hạn chế cho bé ăn nhiều chất đạm cũng là kinh nghiệm trẻ kém hấp thụ mà mẹ cần bỏ túi. Theo các chuyên gia, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ. Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa. Nhưng nếu không biết cách điều tiết chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, gia tăng nguy cơ biếng ăn và giảm hấp thu nghiêm trọng.
Vận động là cách giúp tiêu hao năng lượng, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Vì vậy với trẻ kém hấp thu mẹ nên khuyến khích bé tham gia hoạt động thể chất ngoài trời. Có thể cho bé bơi lội, đi bộ, tắm nắng, đạp xe để tăng cường miễn dịch, cải thiện đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa.
Sai lầm lớn nhất của các mẹ khi chăm con khiến bé kém hấp thu là dồn ép quá nhiều trong một bữa. Khiến dạ dày tăng gánh nặng đồng thời tạo ra tâm lý sợ hãi #. Theo các chuyên gia để bé có thể chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Kết hợp với việc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm tiêu hóa tốt hơn.
Kinh nghiệm trẻ kém hấp thu cuối cùng gợi ý đến mẹ là sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Mẹ có thể tham khảo các loại men vi sinh, bào tử lợi khuẩn để hỗ trợ cân bằng đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi áp dụng mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Tham khảo thêm:
Trên đây là những kinh nghiệm chăm sóc trẻ kém hấp thu mà mẹ có thể bỏ túi. Với thông tin này, hy vọng có thể giúp ích cho mẹ trên hành trình nuôi con. Đồng thời, để có thể hiểu rõ hơn tình trạng của con trẻ và có những biện pháp khoa học, hiệu quả nhất thì bậc phụ huynh nên cho con đến khám, tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành dinh dưỡng tại Nutrihome.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.