Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là biểu hiện của chứng rối loạn dinh dưỡng, khiến trẻ không hứng thú với việc ăn uống. Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ nhỏ, làm cho nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu tìm cách giải quyết. Vậy trong bài viết sau, dinh dưỡng Nutrihome sẽ giúp bố mẹ hiểu về nguyên nhân và tìm ra giải pháp hiệu quả nhất giúp bé ăn ngon miệng, khắc phục tình trạng lười ăn do tâm lý ở trẻ.
Biếng ăn tâm lý là hiện tượng rất dễ bắt gặp ở hầu hết trẻ em hiện nay, nó không được xếp vào một căn bệnh nguy hiểm, mà thực chất, chỉ là một triệu chứng tạm thời của bé. Tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ theo các chuyên gia về dinh dưỡng, đây là chứng rối loạn ăn uống do bản thân bé bị tác động từ yếu tố cảm xúc, tinh thần như: tiếng la mắng, dọa nạt từ bố mẹ, sự gò bó, ép buộc của người lớn, thay đổi môi trường sinh hoạt đột ngột, thiếu thốn tình cảm, quan tâm nên sinh ra cảm giác cô đơn,...
Có thể nói, so với biếng ăn sinh lý và bệnh lý thì biếng ăn tâm lý đòi hỏi phụ huynh phải kiên nhẫn và quan tâm con nhiều hơn. Nếu tình trạng này không được cải thiện sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cảm xúc của trẻ, gây nên những căn bệnh nguy hiểm như: loãng xương, suy dinh dưỡng, tổn thương thận, mắc các bệnh về tim,... Vậy để hạn chế tác hại của bệnh lười ăn gây ra thì bố mẹ cần khắc phục kịp thời, trước mắt hãy tìm hiểu nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này của con.
Các bậc phụ huynh khi thấy bé không tăng cân hay cân nặng giảm một ít sẽ rất sợ con bị thiếu chất. Vì vậy, xu hướng bố mẹ sẽ ép buộc, la mắng hay thậm chí đánh đòn để bé chịu ăn. Chính điều này đã làm không khí của bữa ăn căng thẳng, áp lực hơn. Lâu ngày, bé sinh ra nỗi ám ảnh, lo sợ khi đến giờ ăn, bé tìm cách trốn tránh, từ chối thức ăn như: quấy khóc, che miệng, ngậm thức ăn, hay thậm chí là nôn ói,...
Bố mẹ thường nuông chiều, quan tâm quá mức đến việc ăn uống của bé khiến con sinh ra cảm giác lười ăn và không muốn tiếp nhận món mới. Bên cạnh đó, việc chiều theo sở thích ăn uống không đủ chất như: bánh kẹo, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt,...sẽ tạo thành thói quen cho trẻ, đến một ngày mẹ bắt trẻ ăn những thực phẩm dinh dưỡng mà không phải là món bé thích, theo thói quen bé sẽ quấy khóc, không chịu ăn món mới.
Đồng thời, thói quen xem điện thoại, tivi khi ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Điện thoại, tivi rất thú vị, nó thu hút sự chú ý của bé rất nhanh chóng, khiến bé mất tập trung vào bữa ăn, và sẽ không chịu ăn tiếp dù chỉ mới ăn được một chút.
Môi trường sống thay đổi cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hội chứng lười ăn tâm lý ở trẻ. Theo những chuyên gia ngành dinh dưỡng, khi môi trường sống đột ngột thay đổi như chuyển nhà, đi nhà trẻ, người chăm sóc bé thay đổi,... khiến trẻ không kịp thích nghi trong thời gian ngắn, dẫn đến tâm trạng buồn bã, chán ăn, ăn không vui vẻ.
Trẻ nhỏ thường hay cảm thấy tò mò về thế giới xung quanh, rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và tiếng động mới lạ từ bên ngoài. Vì vậy, nếu mẹ bắt con phải ngồi ngay ngắn, ăn ở một không gian yên tĩnh, không có những điều mới mẻ sẽ khiến bé cảm thấy nhàm chán, dẫn đến lười không muốn ăn.
Để khắc phục chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ, bố mẹ nên thay đổi cách chế biến và thực đơn ăn uống đa dạng, tránh lặp lại một món quá nhiều lần trong tuần. Nhưng đồng thời, phải chú ý cân bằng lượng dinh dưỡng tùy theo nhu cầu cơ thể của bé mỗi ngày.
Hơn nữa, vị giác của trẻ rất nhạy cảm nên sẽ khó chiều, việc ăn mãi một món trong một khoảng thời gian liên tục kéo dài khiến bé có tình trạng chán nản, mất cảm giác thèm ăn. Do đó, bố mẹ cần quan tâm đến sở thích ăn uống của bé và thiết lập thực đơn vừa hợp khẩu vị vừa cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết, từ đó kích thích được vị giác, giúp con ăn ngon miệng hơn.
Đặt biệt, mẹ hãy chú ý đến cách trang trí, trình bày món ăn thật hấp dẫn với nhiều màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh, gần gũi để thu hút sự chú ý, tò mò và hứng thú của bé.
Thay vì thói quen ép trẻ ăn, bố mẹ hãy cho con ăn khi con cảm thấy đói, muốn ăn và dừng việc cho ăn lại ngay khi trẻ không muốn ăn nữa. Điều này sẽ khiến trẻ không cảm thấy ám ảnh, sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn. Nếu lượng thức ăn mỗi bữa bé ăn quá ít, chưa đủ nhu cầu cơ thể cần, bố mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa phụ, đồng thời kết hợp cho con uống sữa góp phần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Với những trẻ biếng ăn do ảnh hưởng tâm lý, phụ huynh hãy tạo cảm xúc vui vẻ bằng cách cho bé ăn với gia đình, luôn cổ vũ, động viên để bé có động lực ăn uống khỏe hơn.
Trong giờ ăn, bố mẹ nên lưu ý không tạo thói quen ăn uống xấu cho bé. Hãy tắt tivi, điện thoại, các thiết bị điện tử,... để bé tập trung vào bữa ăn. Hơn nữa, việc cho bé ăn đúng giờ giấc, đúng lượng thức ăn bé cần, sẽ không làm rối loạn giờ sinh học khiến bé bỏ bữa, lười ăn.
Để bé thích nghi với môi trường mới tốt hơn thì mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con thật tốt. Khi đi nhà trẻ lần đầu, bố mẹ nên cho bé đến lớp làm quen từ từ, có thể để bé chơi ở lớp 2 đến 3 tiếng rồi đón về, sau đó lại đưa bé đến ăn trưa cùng các bạn, để từ đó bé dần dần quen với cô, với bạn bè hơn, giảm được sự lo lắng trong tâm lý của trẻ, lúc này mẹ đã có thể để bé ở lại cả ngày.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ thường gây nên quá trình giảm tiết các enzym tiêu hóa. Vì vậy, việc bố mẹ nên làm lúc này là cho con sử dụng các loại thực phẩm chứa men enzym hoặc men vi sinh có lợi cho đường ruột giúp hỗ trợ, kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời, mẹ nên thử thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung vi chất kích thích ăn ngon như: kẽm, selen, vitamin C có trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên: rau, củ, quả, thịt, cá,… Đặc biệt, bố mẹ không nên trộn thuốc cùng với thức ăn và không cho trẻ ăn vặt trong khoảng 1-2 tiếng trước giờ ăn chính.
Tham khảo thêm:
Biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu được cải thiện kịp thời và có biện pháp hợp lý. Tuy nhiên, ảnh hưởng tâm lý cần thời gian, vì thế mẹ phải kiên trì quan tâm, thấu hiểu và nắm bắt tâm lý của bé tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, giúp bậc phụ huynh không bỡ ngỡ khi chăm trẻ lười ăn do tâm lý và lựa chọn được phương pháp phù hợp, giúp con ăn ngon, phát triển toàn diện. Các bậc phụ huynh có thể theo dõi thêm Nutrihome để nắm được các thông tin dinh dưỡng đáng tin cậy đến từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.