Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Bé lười ăn luôn là vấn đề nan giải khiến bố mẹ phải đau đầu, đặc biệt khi bé đến khoảng tầm 2 tuổi, bởi vì đây là độ tuổi trẻ thường rất hay cáu gắt, khó chiều, gây khó khăn cho bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy bé. Theo các chuyên gia nhi khoa, không có công thức nào đúng với các trẻ. Chỉ khi tìm được đúng nguyên nhân, bố mẹ mới có thể khắc phục thành công chứng lười ăn của trẻ. Cùng Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu thêm nhé!
Bé lười ăn là một tình trạng chung khá phổ biến. Đặc biệt, những đứa trẻ từ 1-3 tuổi thì tỉ lệ biếng ăn có thể đến 30 – 40%, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau như:
Từ xưa, những bậc phụ huynh khi cho con ăn sẽ bế đi khắp xóm hoặc cho bé đi xem những động vật và dỗ ăn. Nhưng hiện nay, thời đại công nghệ, bố mẹ sinh ra “lười” dỗ dành bé, thường sẽ chọn cách cho con xem điện thoại, tivi khi ăn. Nhưng một điều bố mẹ không biết là việc này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của trẻ. Khi xem các thiết bị điện tử, con không tập trung ăn, hay xảy ra tình trạng “ngậm cơm”, thời gian ăn kéo dài, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bé nhanh no và sẽ k chịu ăn thêm dù chỉ mới ăn được rất ít thức ăn.
Khi thấy con ăn ít, tình trạng cân nặng, chiều cao không phát triển như bạn bè cùng tuổi, bố mẹ rất lo lắng. Nhưng thay vì tìm hiểu nguyên nhân thì bậc phụ huynh thường hay thúc ép, dùng mọi cách hù dọa, bắt con ăn hết khẩu phần ăn đã chuẩn bị sẵn. Điều này không thể giúp bé ăn nhiều hơn mà chỉ khiến bé càng ngày càng sợ bữa ăn, nỗi ám ảnh bởi những lần la mắng khiến bé không muốn ăn, hay khóc nhè và bày ra nhiều trò để trốn tránh mẹ đưa thức ăn vào miệng trẻ.
Quan tâm đến dinh dưỡng và chọn những thực phẩm tốt giúp bé nạp đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện là một điều tốt. Nhưng nếu mẹ không biết kết hợp, thay đổi và chọn thực phẩm hợp khẩu vị thì sẽ “phản tác dụng”. Cũng giống như người lớn, nếu thức ăn không ngon, không hợp khẩu vị thì sẽ không muốn ăn hoặc ăn ít. Bé cũng thế, nhưng vì còn nhỏ nên không thể phân được thực phẩm tốt, bé chỉ ăn theo khẩu vị. Chính vì vậy, khi bố mẹ thường xuyên nấu một vài món và lặp lại với tần suất quá nhiều trong tuần sẽ gây cảm giác “chán ăn” ở trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cần đa dạng cách chế biến, trang trí món ăn theo dạng tạo hình bắt mắt. Như vậy sẽ kích thích trẻ “hào hứng” hơn với các bữa ăn. Đặc biệt, khi lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mẹ cũng phải lưu ý vấn đề hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời nên tham khảo nhiều cách chế biến món ngon cho bé lười ăn, giúp trẻ tò mò, hứng thú với những món ăn mới.
Bên cạnh những tác nhân bên ngoài, việc cơ thể mệt mỏi, mắc các bệnh về hệ tiêu hóa cũng sẽ khiến bé lười ăn. Chính vì hệ tiêu hóa nằm bên trong cơ thể bé nên bố mẹ rất khó phát hiện kịp thời. Hãy quan sát con thường xuyên hơn, thời gian ăn kéo dài hơn mọi ngày, hay nôn ói khi ăn hoặc tiêu chảy, táo bón,...thì bé rất dễ gặp phải chứng biếng ăn.
Bên cạnh đó, việc nhiễm các chủng virus, nhiễm khuẩn, mắc các bệnh về đường hô hấp, tai - mũi - họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc “ăn ngon ngủ yên” của bé trở nên “xa xỉ”.
Việc lười ăn ở trẻ được xem là một tình trạng khá phổ biến hiện nay nên mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Tình trạng này sẽ nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ và khoảng thời gian biếng ăn của bé. Vì vậy để biết con có đang gặp nguy hiểm cần xử lý kịp thời không thì hãy xem bé nhà mình có biểu hiện nguy hiểm nào sau đây:
Khi con có những biểu hiện trên, mẹ cần đưa con đến cơ sở trung tâm dinh dưỡng Nutrihome để được các chuyên gia dinh dưỡng thăm khám, kịp thời phát hiện tình trạng và tư vấn để sớm khắc phục, mang lại sức khỏe phát triển toàn diện cho trẻ.
Bé lười ăn thường nhẹ cân chậm lớn, trí não và hệ miễn dịch kém phát triển khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy khi có con trẻ biếng ăn phải làm sao? Hãy bình tĩnh đừng quá lo, nếu có con lười ăn, bố mẹ có thể tham khảo một số bí quyết sau để kích thích sự thèm ăn của trẻ:
Một thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, đúng giờ giấc sẽ rất hiệu quả trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Mẹ hãy cho con tránh khỏi những thiết bị thông minh khi đến giờ ăn để bé có thể tập trung vào thức ăn hơn.
Đặc biệt, không cho trẻ ăn quà vặt, bánh kẹo trước 2 bữa ăn chính vì điều này sẽ làm trẻ ngang dạ khi vào bữa ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên dạy trẻ ngay từ nhỏ học cách biết tự cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước ngay cả khi không khát.
Khi dinh dưỡng không hợp lý không chỉ khiến trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mà còn làm suy giảm hệ miễn dịch. Một trong những vi chất quan trọng hay bị bố mẹ bỏ quên trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, đó là chất kẽm. Kẽm là vi chất có liên quan đến cấu trúc và chức năng của 300 loại enzyme. Nếu khẩu phần ăn thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa enzyme trong cơ thể. Chính vì vậy, bố mẹ cần bổ sung kẽm vào thức ăn cho bé như: thịt đỏ, các cây họ đậu, các loại hạt, sữa, trứng, ngũ cốc, rau,...
Việc bố mẹ không có kế hoạch lên thực đơn hàng ngày cho con, sẽ khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị thiếu chất – một trong những nguyên nhân bé lười ăn. Để giúp bé hứng thú hơn khi ăn thì mẹ phải làm sao? Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cho trẻ đa dạng, khoa học với đầy đủ các thực phẩm nằm trong 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất, phù hợp theo độ tuổi, vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con, vừa kích thích vị giác, giúp con hào hứng hơn với các bữa ăn.
Đặc biệt, mẹ nên chú ý tới hình thức trình bày món ăn, phải làm sao cho món ăn được bày trí bắt mắt, sinh động. Ví dụ, mẹ có thể nấu món canh rau củ quả với màu sắc đa dạng hoặc có thể trang trí đĩa trái cây bằng tạo hình các con vật ngộ nghĩnh. Chắc chắn là con sẽ thấy bữa ăn hấp dẫn và thú vị hơn nhiều.
Bố mẹ thường nghĩ bé sẽ quậy phá, không phù hợp để cho ăn cùng gia đình, cứ cho bé ăn xong thì bé sẽ tự chơi, lúc đó cả nhà có thời gian ăn thoải mái. Nhưng không, đó lại là một suy nghĩ “sai lầm”. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên để bé ngồi ngay ngắn, ăn cùng với các thành viên trong gia đình. Bởi vì trẻ em rất thích quan sát và làm theo, nên khi ngồi vào bàn ăn, nhìn mọi người ăn vui vẻ, trò chuyện nói cười sẽ tạo cho bé cảm giác hứng thú, bé sẽ học theo cách ăn của mọi người, từ đó ăn được nhiều hơn.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, bố mẹ không nên quá cứng nhắc, đặc biệt với trẻ nhỏ thì càng phải nhẹ nhàng, ngọt ngào, gần gũi với bé. Trẻ con thường có xu hướng thích chống đối, bố mẹ càng thúc ép, nghiêm khác thì sẽ càng khiến con trở nên lì lợm, không nghe lời. Bên cạnh đó, bé còn nhỏ sẽ rất nhạy cảm, bố mẹ càng la mắng chỉ càng tạo áp lực, tâm lý bé bị tổn thương, rất dễ dẫn đến bệnh tự kỷ. Vì thế, hãy vỗ về, quan tâm và yêu thương để tạo cho bé cảm giác an toàn, bé sẽ ngoan ngoãn hơn.
Đồng thời, bố mẹ cần tìm những bộ môn giải trí vận động mà mình có thể tham gia cùng con, tạo sự gắn kết tình cảm với bé. Khi đó bé sẽ thấy vui vẻ nên việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn: https://nutrihome.vn/bo-sung-dinh-duong-cho-tre-bieng/
Món ngon cho bé lười ăn dễ làm: https://nutrihome.vn/mon-ngon-cho-be-luoi-an/
Bé lười ăn là tình trạng rất dễ bắt gặp ở trẻ và cũng là một trong những mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu tại sao con lười ăn, để từ đó rút ra giải pháp phù hợp. Bên cạnh những giải pháp nêu trên, bố mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đầy để và cân bằng dành cho trẻ, hỗ trợ trẻ tăng trưởng hiệu quả, bắt kịp đà tăng trưởng. Đồng thời, để có thể hiểu rõ hơn tình trạng của con trẻ và có những biện pháp khoa học, hiệu quả nhất thì bậc phụ huynh nên cho con đến khám, tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành dinh dưỡng tại Nutrihome.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.