Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Bé biếng ăn phải làm sao? Bố mẹ đã cho con ăn đúng cách chưa? Việc bé thường xuyên biếng ăn khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng và loay hoay tìm cách khắc phục. Bởi vì nếu không xử lý kịp thời, tình trạng sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, làm chậm quá trình phát triển, giảm trí tuệ, không bắt kịp đà tăng trưởng tiêu chuẩn,... Để hạn chế những hệ lụy do chứng “lười ăn” gây ra, trong bài viết sau, Dinh dưỡng Nutrihome sẽ mang đến những lời khuyên hữu ích dành cho bố mẹ.
Biếng ăn là một dạng rối loạn ăn uống rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi từ 1 - 6 tuổi. Điều này đã và đang trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều bậc cha mẹ bởi trẻ “lười” ăn thường quấy khóc, mệt mỏi và ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ lâu dài. Tuy nhiên, biếng ăn không hoàn toàn là “vô phương cứu chữa”, bố mẹ có thể khắc phục triệt để được vấn đề này nếu kịp thời phát hiện những nguyên nhân gây hội chứng “sợ ăn” ở trẻ.
Thói quen ăn uống của trẻ được hình thành từ thói quen nuôi dưỡng của bố mẹ từ nhỏ, điều này được xem là một nguyên nhân phổ biến nhất hình thành nên chứng “lười ăn”. Bố mẹ thường xem nhẹ việc bé ăn lâu, ngậm thức ăn, không chịu ăn những thực phẩm không đúng sở thích,... xu hướng lúc này bố mẹ hay la mắng, hù dọa khiến bé càng “sợ ăn” hơn.
Bên cạnh đó, việc chiều chuộng quá mức cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thói quen ăn uống của trẻ. Hầu hết hiện nay, bố mẹ là những thế hệ trẻ, am hiểu và sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử nhiều nên việc dỗ dành bé bằng cách cho xem điện thoại cũng trở nên phổ biến, có 10 gia đình thì hết 9 gia đình có bố mẹ cho trẻ xem điện thoại khi ăn, đồng nghĩa nếu không có điện thoại, bé sẽ không chịu ăn và quấy khóc. Cứ như thế lâu dần, xem điện thoại nhiều sẽ khiến bé mất tập trung vào thức ăn, ngậm thức ăn lâu gây hiện tượng ngang bụng, nhanh no dù ăn rất ít.
Tỷ lệ các gia đình có bố mẹ bận rộn có nguy cơ trẻ biếng ăn nhiều hơn gia đình có bố hoặc mẹ dành thời gian chăm sóc con trẻ. Khi quá bận rộn với công việc, bố mẹ thường sẽ quên mất giờ ăn của bé, khiến giờ sinh học của bé bị xáo trộn.
Một vấn đề nữa là bố mẹ thường quên mất là con mình có đói không và có nên cho ăn chưa? Áp lực cho con ăn nhiều cho mau lớn đã khiến bố mẹ thúc ép bé ăn dù bé không đói, có những bố mẹ còn bắt con ăn quá nhiều so với khẩu phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng cơ thể trẻ cần. Việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ khiến trẻ không thấy no hay thật sự đói. Cảm giác no, đói thật sự ở trẻ chỉ có khi bạn để trẻ ăn lúc chúng muốn.
Trẻ em đang ở độ tuổi hiếu động mà bố mẹ lại bắt con ngoan ngoãn, ngồi yên một chỗ để ăn sẽ khiến con buồn chán. Trong một bữa ăn, bố mẹ chỉ mãi chăm chú xem điện thoại hoặc lạnh nhạt với bé gây nên hiện tượng bé không ăn để chống đối. Những lần cãi nhau của bố mẹ hoặc những lúc bé bị la mắng, dọa nạt khi không chịu ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bé. Việc thiếu kinh nghiệm nuôi con nhỏ cùng với sự thiếu tinh tế nhận biết các thói quen ăn uống của trẻ vô tình gây áp lực lên con, con trẻ thấy không thoải mái và vui vẻ vào mỗi bữa ăn.
Bố mẹ cần thường xuyên quan sát để xem tình trạng sức khỏe của bé có tốt không. Bởi vì cũng như chúng ta, nếu không khỏe, bé cũng sẽ biếng ăn. Khi đến giai đoạn mọc răng vì sưng nướu răng khiến việc nhai thức ăn của trẻ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, một số bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ phải kể đến như: trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón; bị nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn; hoặc có thể bị viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi…
Việc ăn hoài một món sẽ khiến bé “nhàm chán”, thay vào đó bố mẹ nên tham khảo món ngon mới lạ, phù hợp khẩu vị để kích thích bé thèm ăn. Bày trí thức ăn đẹp mắt, màu sắc nổi bật cũng là yếu tố thu hút sự tò mò và thích thú khi ăn của bé.
Khi chọn thực phẩm, nguyên liệu, mẹ có thể dẫn bé theo để bé chọn những gì con thích, và lúc nấu ăn mẹ hãy cho bé vào phụ cùng làm. Điều này sẽ khiến bé hào hứng ăn bởi đó là một phần công sức bé bỏ ra.
Dựa vào chế độ sinh hoạt, giờ giấc của trẻ mà bố mẹ nên đặt ra một khoảng thời gian ăn uống hợp lý, cân bằng được giờ giấc của mình và của con trẻ, để tránh trường hợp bận rộn công việc không cho con ăn đúng giờ.
Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 - 5 tiếng bởi:
Bé không muốn ăn hầu hết đều có nguyên do, chính vì vậy bố mẹ không nên vì vấn đề cân nặng mà thúc ép con ăn, hãy để con ăn một cách thoải mái. Không hẳn là con không chịu ăn thì sẽ chiều theo, mà là tìm ra nguyên nhân con không ăn và dỗ dành, khuyên bảo nhẹ nhàng để xem thái độ của bé thế nào. Nếu bé vẫn nhất quyết không muốn ăn, hãy mang thức ăn đi và không cho bé ăn những thức ăn linh tinh. Đối với trẻ ăn ít, bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành những bữa phụ nhưng vẫn đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng, sau bữa ăn chính từ 2-3 giờ đồng hồ, để bé nạp dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể.
Một điều chắc chắn rằng, không chỉ riêng trẻ nhỏ mà chính chúng ta cũng vậy. Việc ăn những loại bánh kẹo, đồ ăn vặt trước khi ăn sẽ khiến bụng no, miệng mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng “ngán” cơm. Vì vậy, bố mẹ không nên cho trẻ ăn quà bánh trước bữa ăn từ 1-2 tiếng, điều này sẽ giúp bụng bé đói, bé sẽ mau chóng đi vào bữa ăn chính.
Một bữa ăn vui vẻ, các thành viên quây quần bên nhau, tiếng cười nói xôn xao là điều mà ai cũng muốn. Bé cũng vậy, bố mẹ hãy cho con ăn cùng bữa ăn với gia đình, luôn cười nói với con trẻ, không sử dụng điện thoại khi ăn, chuyển sự tập trung vào những món ăn, để có một bầu không khí thoải mái, gắn kết các thành viên với nhau.
Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống của bé đó là hoạt động thể chất. Khi bé không được hoạt động, vui chơi, chạy nhảy nhiều thì thức ăn tiêu hóa kém, lâu đói. Các bậc phụ huynh có thể đưa con ra ngoài chơi, tập đi xe, đi bơi hay vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà,... Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên bé sẽ mau đói, ăn ngon hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.
Nếu bố mẹ đã thử các biện pháp trên mà vẫn không thấy hiệu quả và cảm thấy con có khả năng rơi vào tình trạng biếng ăn, hãy đưa con đến thăm khám tại các trung tâm dinh dưỡng trẻ em uy tín. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng rất cần thiết, nhờ vào kinh nghiệm và kết quả xét nghiệm, bạn sẽ biết con mình đang rơi vào tình trạng như thế nào, cần được xử lý ra sao, các chuyên gia sẽ tư vấn nhiệt tình và có biện pháp cụ thể phù hợp cho bé.
Hiểu được nhu cầu chăm sóc toàn diện về dinh dưỡng cho bé của phụ huynh ngày càng tăng, Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome phát triển quy trình khám cho trẻ em để bố mẹ dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn cho con mình. Với phương pháp chuyên sâu, sở hữu quy trình khám tư vấn, điều trị, chăm sóc Dinh dưỡng toàn diện, khoa học, hiệu quả, khép kín và chuyên nghiệp, giúp bác sĩ và cả ba mẹ hiểu đúng nhất về tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bé, từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Đặc biệt, sau khi được bác sĩ dinh dưỡng xây dựng khẩu phần, các kỹ sư Tiết chế của Nutrihome sẽ thiết kế các thực đơn, tư vấn chuyên sâu, đầy đủ và chi tiết để khách hàng có thể thực hành “tiết chế” dinh dưỡng tại nhà. Nhờ vậy mà việc cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ cũng được hiểu quả, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ an tâm.
Tham khảo thêm:
Bé biếng ăn phải làm sao? Thực chất sẽ không trở thành vấn đề nan giải nếu bố mẹ phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để con rơi vào tình trạng “lười ăn” kéo dài, ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển về trí tuệ, tầm vóc của bé. Những thông tin ở trên hi vọng sẽ là nguồn thông tin bổ ích giúp quá trình nuôi dưỡng con cái trở nên dễ dàng hơn với các bậc phụ huynh. Nếu quý khách hàng có thêm thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, xin vui lòng liên hệ 1900 633 599.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.