Tellus id nisl blandit vitae quam magna nisl aliquet aliquam arcu ultricies commodo felisoler massa ipsum erat non sit amet.
Bé biếng ăn là tình trạng chung của trẻ nhỏ hiện nay, khiến bố mẹ phải lo lắng “mất ăn mất ngủ”. Mặc dù, mới đầu sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của con. Vì thế bố mẹ không nên chủ quan, hãy tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời, mang lại một nền tảng phát triển lâu dài cho bé. Sau đây sẽ là một vài thông tin hữu ích mà Dinh dưỡng Nutrihome chia sẻ, giúp quá trình nuôi dưỡng trẻ “lười ăn” trở nên dễ dàng hơn cho bố mẹ.
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn…
Sau khi thấy con có xuất hiện những dấu hiệu của chứng lười ăn, vậy mẹ có biết vì sao bé lười ăn chưa? Có thể nói, việc bé “lười ăn” xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:
Thường xuyên ăn những món quen thuộc sẽ khiến bé chán, không muốn ăn. Ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ nhỏ lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy nếu mẹ chế biến sai cách, không hợp khẩu vị hoặc tăng, giảm độ thô sai cách cũng sẽ khiến trẻ sinh ra lười ăn.
Đặc biệt, khẩu phần ăn mà mẹ nấu cho bé thiếu cân đối, không đáp ứng được đủ 4 nhóm thực phẩm chính: protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu các loại vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,...
Bố mẹ thường có xu hướng la mắng, dọa nạt khi bé không chịu ăn. Nhưng chính yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con. Mỗi lần đến bữa ăn, bé sẽ bị ám ảnh bởi những tiếng la mắng, áp lực khiến bé sợ hãi, trốn tránh bữa ăn. Tâm lý của trẻ còn non nớt, rất dễ bị tổn thương, nếu ở trường bé bị bạn bè bắt nạt hay cô giáo đánh mắng, thì khi về nhà, bé sẽ buồn chán và không có tinh thần ăn uống. Lâu dần hình thành nên chứng bệnh “biếng ăn”.
Trẻ nhỏ rất dễ hình thành thói quen từ bố mẹ, việc bố mẹ cho bé ăn không đúng giờ giấc cố định sẽ khiến nhịp sinh học của bé bị rối loạn. Có lúc thức ăn chưa tiêu hóa hết thì phải nạp thêm thức ăn khác vào, khiến bụng bé khó chịu, dẫn đến “sợ ăn”. Bên cạnh đó, việc cho con ăn vặt nhiều, cho ăn ngay khi sắp vào bữa chính cũng sẽ làm bé từ chối, không chịu ăn. Cho xem điện thoại, tivi khi ăn khiến bé không tập trung, lâu dần hình thành nên thói quen có điện thoại, tivi thì mới chịu ăn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn uống của bé.
Khi con quấy khóc, mè nheo đến bữa ăn, bố mẹ đừng vội la mắng, thúc ép bé ăn. Bởi vì có thể, con đang bị mắc các bệnh lý như: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm các loại ký sinh trùng (giun, sán,...),... hoặc có thể bé đang trong quá trình mọc răng. Chính những điều này làm cho cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu, dẫn đến tình trạng quấy khóc, không chịu ăn.
Tuy chứng “lười” ăn không phải là bệnh, nhưng nếu để lâu ngày, bé không chịu ăn uống sẽ không nạp được chất dinh dưỡng vào cơ thể, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng mỗi ngày, từ đó dẫn đến những hậu quả khôn lường:
Hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu, rất cần bổ sung dưỡng chất, khi biếng ăn kéo dài, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, gây mệt mỏi, lờ đờ. Cơ thể bé cũng sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tiêu chảy,...
Chiều cao, cân nặng của bé được quyết định bởi yếu tố dinh dưỡng, chính vì vậy, nếu cơ thể không có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng cân nặng không tăng, chiều cao cũng không đáp ứng tiêu chuẩn. Bên cạnh yếu tố gen di truyền thì dinh dưỡng có tác động trực tiếp đến sự phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ, nên những trẻ biếng ăn thường rất dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi.
Với những đứa trẻ biếng ăn, việc tiếp nhận và phản xạ rất kém, bé không nhanh nhẹn như những trẻ phát triển bình thường. Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo… là những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của não bộ, việc “lười ăn” sẽ khiến những chất này không được cung cấp vào cơ thể, dẫn đến chỉ số IQ giảm, khả năng tiếp thu kém.
Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, năng động, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Đây được xem là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, khó hòa nhập, khép mình trong một khuôn khổ,… lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.
Những loại ký sinh trùng (giun, sán,...) là một trong những nguyên nhân khiến bụng bé khó chịu, không có cảm giác thèm ăn. Vì vậy, con từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ nên cho đi tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần, để đảm bảo sức khỏe cũng như giúp bé cải thiện ăn ngon.
Hãy dừng ngay việc cho bé xem điện thoại, tivi khi ăn. Thay vào đó hãy cùng con nói chuyện, hướng dẫn con cách tập trung vào thức ăn, có thể kể một câu chuyện sự tích về những nguyên liệu hình thành nên thức ăn mà bé đang ăn, tạo sự thích thú, hào hứng và sự tập trung khi ăn cho con.
Ăn mãi một món sẽ khiến bé cảm thấy “ngán ngẩm” thay vì như thế, mẹ nên tham khảo tháp dinh dưỡng, xem cách chế biến những loại thức ăn cho trẻ, và luôn biến tấu món ăn, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa hợp khẩu vị, kích thích vị giác, sự tò mò món mới là điều góp phần làm bé muốn ăn hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên trang trí món ăn đặc sắc, con nít rất thích đồ có nhiều màu sắc, nên mẹ hãy chú ý cách trình bày món ăn để thu hút bé nhé.
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, bố mẹ không nên bắt ép con làm theo ý muốn của mình, càng ép con làm thì sẽ tạo tâm lý chống đối, không mang lại kết quả tốt mà còn gây “xích mích” giữa bố mẹ và con nhỏ. Vì thế hãy cân nhắc những điều bé thích, nếu không gây hậu quả xấu thì bố mẹ nên thoải mái với con. Ví dụ như khi con muốn vào bếp thì thay vì la mắng, bắt con ngồi một chỗ chờ thức ăn mang đến thì mẹ nên cho con nhặt rau, phụ giúp một vài điều đơn giản cũng khiến bé vui vẻ, hào hứng hơn.
Một bữa ăn có đầy đủ các thành viên trong gia đình, mọi người cùng nhau cười nói vui vẻ sẽ tạo không khí ấm cúng, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Việc khích lệ, động viên trong lúc ăn cũng khiến trẻ cảm thấy hào hứng. Trong bữa ăn, cả gia đình hãy làm gương, vì trẻ con nhỏ, rất hiếu động và thích học hỏi, nên nếu bố mẹ làm gì bé sẽ rất thích làm theo, vì thế hãy tạo thói quen tốt để con noi theo nhé.
Vận động để giải phóng năng lượng, giúp bé cải thiện tình trạng tiêu hóa, giúp kích thích nhanh đói, vì vậy bố mẹ hãy cùng con vận động thường xuyên. Nên chọn những bộ môn nhẹ, vừa sức của bé như: đá banh, đi xe đạp, bơi lội, đi dạo, trồng cây, đi đến những khu vui chơi,...
Bố mẹ đã thử hầu hết các phương pháp, nhưng bé vẫn không cải thiện được tình trạng biếng ăn, đừng lo lắng hãy thử cho con đến hệ thống trung tâm dinh dưỡng Nutrihome để kiểm tra tình trạng sức khỏe sớm nhất có thể. Tại đây, các bác sĩ đều là những chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng cùng với cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp phát hiện kịp thời vấn đề trẻ gặp phải. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra giải pháp cụ thể với từng trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể tham khảo bảng giá khám dinh dưỡng cho trẻ em tại Nutrihome:
Tham khảo thêm:
Bé biếng ăn khiến bố mẹ lo âu, phiền muộn, nhưng nếu hiểu được nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng rất nhiều. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu các bậc phụ huynh có thắc mắc và muốn tư vấn cụ thể, kịp thời và nhanh nhất hãy gọi vào hotline 1900633599 của Nutrihome.
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.